Những kiến thức cần biết về lốp dự phòng dành cho tài xế Việt

  • 08/07/2021 00:07

Những kiến thức cần biết về lốp dự phòng tài xế Việt cần biết

Lốp xe không những là bộ phận chịu tải của toàn bộ xe, nó còn là bộ phận giúp xe có thể di chuyển dễ dàng, nếu không có lốp xe để tạo độ bám thì tài xế sẽ không thể di chuyển hoặc có di chuyển thì cũng mất kiểm soát xe.

Hỏng máy thì có thể kéo đi, thậm chí đẩy, nhưng nếu thủng lốp thì về cơ bản chỉ có thể vận chuyển bằng xe cứu hộ. Để đối phó với trường hợp này, lốp dự phòng là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, do di chuyển trong thành phố nhiều, điều kiện đường sá tốt nên hầu như các tài xế đã quên đi trong xe còn lốp dự phòng.

Lốp dự phòng có thể để ở phía sau xe.

Lốp dự phòng đã trở nên dư thừa, chiếm nhiều diện tích trên xe, sau đó các nhà sản xuất nhận ra tần suất sử dụng ít nên thâm chí một số mẫu xe còn không có lốp dự phòng. Nên hiểu lốp dự phòng là loại lốp có cùng thông số kỹ thuật và kiểu dáng tương đương với lốp tiêu chuẩn của xe. Có rất nhiều chủ xe không biết nhiều về lốp dự phòng trước và sau khi mua xe, đặc điểm, ưu khuyết điểm, làm thế nào sử dụng.

Lốp dự phòng full-size (Spare Tire)

Về mặt lý thuyết, ưu điểm của lốp dự phòng full-size có thể sử dụng như lốp tiêu chuẩn với khả năng thay thế nhanh chóng, phạm vi di chuyển và trọng lượng tương đương với lốp đang lắp trên xe.

Tuy nhiên, nó cũng có những mặt hạn chế. Đầu tiên là nó chiếm một không gian tương đối lớn, thường các hãng xe sẽ lắp đặt dưới sàn khoang hành lý, điều này cũng làm giảm đáng kể khả năng chứa hàng của một chiếc xe. Loại khác là plug-in lắp sau xe (trên những chiếc SUV), nhưng rất dễ bị đánh cắp.

Thông thường lốp dự phòng sẽ có khoang lốp riêng trong khoang chứa hành lý.

Tiếp theo là về trọng lượng, lốp dự phòng full-size sẽ nặng hơn, nếu lắp trên xe hàng ngày sẽ làm tăng trọng lượng và tiêu hao nhiên liệu hơn. Điều quan trọng nhất là lốp nặng hơn sẽ tốn nhiều công sức hơn để thay thế, nếu chủ xe là nữ thì đây thật sự là một thảm họa.

Lốp dự phòng đủ cỡ khác với lốp tiêu chuẩn. Sự hiểu lầm lớn nhất của mọi người lốp dự phòng full-size được coi là “lốp phụ”, nhưng thực chất nó vẫn là lốp dự phòng chứ không thể dùng làm lốp tiêu chuẩn.

Một số hãng xe để lốp dự phòng dưới gầm xe.

Lốp dự phòng không được sử dụng phổ biến và độ mòn lốp tiêu chuẩn rất khác nhau, nếu sử dụng hàng ngày, nó có thể gây hỏng hệ thống treo và trục truyền động. Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng nữa đó là khi tháo rời và lắp ráp thì cần phải thực hiện cân bằng lốp. Do đó lốp dự phòng chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Lốp dự phòng tạm thời (Donut Tire)

Là loại lốp có các thông số kỹ thuật nhỏ hơn lốp tiêu chuẩn, vì kích thước nhỏ hơn nên dễ thay thế hơn và trọng lượng chỉ bằng 2/3 lốp tiêu chuẩn, giải phóng thêm không gian trong khoang hành lý và chứa được thêm nhiều đồ hơn.

Nói chung, kích thước nhỏ hơn nên dễ thay thế hơn, trọng lượng ít hơn 10kg sẽ kéo theo việc tiêu thụ nhiên liệu cũng giảm bớt so với full-size, về giá cả cũng chỉ bằng 1/3 thậm chí thấp hơn.

Lốp dự phòng tạm thời có kích thước khá nhỏ.

Tuy nhiên, hạn chế là tốc độ không thể cao hơn 80km/h, điều này cũng dễ hiểu vì suy cho cùng nó cũng chỉ là lốp thay thế tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Việc thay đổi kích thước lốp cũng sẽ mang lại những trải nghiệm lái xe không được thoải mái như full-size. Nếu sử dụng quá lâu cũng ảnh hưởng tới khung và trục xe.

Ngoài việc không thể đi vận tốc cao, thì tuổi thọ của loại này cũng ngắn, chỉ trong khoảng 100 km, nếu muốn dùng lâu hơn thì tốc độ phải giảm hơn nữa. Lốp tạm thời có khối lượng tải nhỏ và không thể tạo độ bám như lốp tiêu chuẩn nên sẽ không có tác dụng lên bánh lái và tay lái, nếu không muốn nói là bị lệch.

Lốp chống xịt run-flat

Di chuyển trong một khoảng thời gian, lốp xe có thể bị xẹp, đặc biệt khi tài xế thường xuyên đi với vận tốc trên 80km/h, để có thể tới điểm bảo dưỡng an toàn, chúng ta có thể sử dụng lốp run-flat.

Về kiểu dáng thì lốp run-flat cũng tương tự như lốp bị xẹp, tuy nhiên nó có một cấu trúc hỗ trợ được lắp thêm vào thành lốp để đảm bảo nó vẫn có thể hoạt động khi lốp hết hơi hoàn toàn.

Trên lốp run-flat sẽ ghi rõ trọng tải chịu được.

Ưu điểm của lốp run-flat là khả năng chạy lâu dài mà không cần thay lốp dự phòng, và những mẫu xe được trang bị lốp này sẽ không có lốp dự phòng. Đó cũng là một lý do khiến khoang chứa hàng được giải phóng không gian một cách đáng kể vì không cần thiết kế thêm khoang đựng lốp.

Như đã nói ở trên, lốp run-flat được thiết kế đặc biệt có khả năng giảm đáng kể hiện tượng thủng. Với cấu tạo độc đáo của loại lốp này, diện tích bề mặt tiếp xúc với đường sẽ lớn hơn , giảm tối đa khả năng nổ lốp trong quá trình vận hành.

Sự khác biệt giữa lốp run-flat và lốp thường khi xịt hơi.

Bên cạnh những ưu điểm thì run-flat cũng có những nhược điểm đáng chú ý. Đầu tiên là vận tốc chỉ được dưới 80km/h, nó phù hợp cho những tài xế chỉ lái xe trong thành phố, để có thể dễ dàng tới trạm bảo hành gần nhất.

Lốp run-flat cũng cần theo dõi áp suất, vì trong quá trình xì hơi hoặc đã bơm căng hết hơi, lốp xe cũng không có dấu hiệu rõ ràng, khiến tài xế không phát hiện được vấn đề kịp thời, vì thế cần theo dõi áp suất lốp báo trên đồng hồ để có thể xử lý kịp thời.

Mercedes-Benz là một trong những hãng xe sang sử dụng lốp run-flat.

Do cấu trúc thiết kế này, lốp run-flat cũng khá kén chọn mâm xe đi kèm. Do lốp dày hơn, cứng hơn, nên hiệu quả hấp thụ xóc sẽ giảm và sự thoải mái sẽ không bằng các loại lốp khác.

Lốp chống nổ rõ ràng là tốn nhiều kỹ thuật chế tác nên giá bán cũng sẽ cao hơn lốp thông thường khoảng 0,5 lần. Và hầu hết những chiếc xe được trang bị lốp xe này thuộc dòng xe sang trọng, không cần di chuyển tốc độ cao và chủ yếu chạy trong thành phố.

Do cấu tạo đặc biệt nên lốp run flat gặp nhiều khó khăn khi thay thế.

Lốp run-flat phần lớn được sử dụng trên các dòng xe sang không chỉ vì đắt mà còn vì nó phải đi kèm với loại mâm xe đặc biệt, hơn thế nữa khung xe cũng phải được thiết kế và điều chỉnh đặc biệt.

Do cấu tạo đặc biệt của lốp run-flat, việc tháo lốp sẽ khó khăn hơn do bề mặt tiếp xúc mặt đất lớn và thành lốp cũng cứng hơn thông thường, nếu thao tác không đúng cách sẽ gây ra những hư hỏng không thể phục hồi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ lốp.

Đặc điểm chung của lốp dự phòng

Lốp dự phòng không nhất thiết phải để trên xe và nó cũng cần phải được bảo dưỡng định kì. Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, vì là đồ thay thế nên sẽ nhanh bị hết hơi và không phát huy tốt vai trò của nó.

Rất nhiều tài xế thường để dầu bôi trơn, nước rửa kính và một số vật dụng khác trong khoang hành lý, nếu không vặn chặt có thể bị rò rỉ ra khoang lốp dự phòng. Những người thường phải đi những địa hình ngập nước cũng cần phải làm khô khoang nước và làm khô lốp dự phòng.

Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, đặc biệt là với lốp dự phòng.

Dù là chất lỏng nào nó cũng có tính ăn mòn cao su, nếu lâu ngày không được vệ sinh, một phần của lốp sẽ nhanh chóng bị lão hóa, lốp dự phòng cũng cần được thay mới trong vòng 6 năm kể từ khi xuất xưởng. Những nguy cơ về an toàn của lốp xe cũ là rất nghiêm trọng.

Kết luận

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô của các địa chỉ uy tín, Oto.com.vn rút ra kết luận:

Lốp full-size tưởng như lãng phí và nặng nề nhất, nhưng lại là loại lốp đáng tin cậy và bền bỉ nhất. Do đó, tốt nhất tài xế nên mang theo lốp full-size nếu có ý định di chuyển trên chặng đường dài, đặc biệt là địa điểm đến thuộc vùng sâu vùng xa nơi khó kiếm đại lý bảo dưỡng.

Lốp tạm thời là lựa chọn hợp lý nhất ở các thành phố, thị trấn và các khu vực có nhiều cửa hàng sửa chữa. Chúng không chỉ rẻ hơn, nhỏ hơn mà còn dễ thay thế hơn.

Lốp chống xịt run-flat được coi là giải pháp tiện lợi và ít mang lại rắc rối nhất. Nhưng xét cho cùng, do chi phí quá cao, đặc biệt là với những tài xế sử dụng xe cho mục đích gia đình. Việc bảo trì cũng gặp nhiều khó khăn vì không phải trung tâm nào cũng có thể làm được điều này.

Ảnh: Internet

Theo Bảo Hân
Link bài gốc Copy link
http://thanhnienviet.vn/2021/07/08/nhung-kien-thuc-can-biet-ve-lop-du-phong-danh-cho-tai-xe-viet