5 thói quen lái xe mà có thể nhanh làm hỏng phanh

  • 23/04/2020 04:04

Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong khi lỗi của con người vẫn là yếu tố chính dẫn tới tai nạn giao thông, lỗi máy móc là vấn đề xếp thứ hai. Hệ thống phanh có thể coi là trang bị an toàn quan trọng nhất của mỗi chiếc xe, khi nó là bức tường ngăn cách sự sống và cái chết vô cùng thực tế. Thế nhưng, nhiều tài xế thường quên mất rằng phanh có bị mòn theo thời gian, và nhanh chậm theo thói quen lái xe của con người.

Ảnh minh họa

Các tài xế có thể tránh làm mòn phanh nhanh bằng cách lái xe cẩn thận. Điều đó giúp họ ít phải thay phanh hơn, qua đó tiết kiệm thêm chi phí nuôi xe theo năm tháng. Do vậy, dưới đây là 5 thói quen lái xe mà một người lái nên tránh để giữ gìn hệ thống hoạt động lâu dài.

Lái xe thô bạo

Lái nhanh và thô bạo là một hành vi nguy hiểm, và nó là một điều bất cứ tài xế nào cũng nên tránh, đặc biệt là trong bối cảnh đường phố đông đúc. Tăng tốc khi không cần thiết, và rồi giẫm mạnh chân ga khi nhận ra mình sắp sửa đâm vào chướng ngại phía trước sẽ gây mòn đệm phanh rất nhanh. Hãy lái xe an toàn và để tâm tới mật độ giao thông, những gì đang diễn ra trước mắt mình, bắt đầu và kết thúc với lực phanh vừa đủ.

Luôn giẫm lên chân ga hoặc phanh

Một số tài xế có phát triển thói quen luôn giẫm qua lại giữa chân ga và chân phanh một cách không ngừng nghỉ. Điều này sẽ gây nên hai vấn đề: một là tiêu hao nhiên liệu và hai là hao mòn đệm phanh. Cách đơn giản để từ bỏ thói quen xấu này là hiểu lợi ích từ nguyên tắc vật lý cơ bản “thả trôi xe”. Luyện tập căn khoảng cách, và để xe của bạn được thả trôi và rồi chậm lại một cách tự nhiên. Nói một cách khác, nó di chuyển từ điểm A tới điểm B với nguồn năng lượng tối thiểu. Tất nhiên các tài xế cũng nên ghi nhớ rằng chỉ làm thế này trong những tình huống không cần phải gia tốc hoặc hãm lại đột ngột.

Chở hàng quá tải

Trọng lượng là kẻ thù của chuyển động và là bạn tốt của trọng lực. Làm quá tải chiếc xe của mình với những hàng hóa không cần thiết và vượt qua giới hạn trọng tải đồng nghĩa rằng hệ thống phanh sẽ cần phải làm việc vất vả hơn để ngăn chặn hãm tốc độ, tránh gây tai nạn. Nếu tài xế có những thứ vớ vẩn không cần thiết trong cốp, tốt nhất là nên bỏ hết chúng ra ngoài. Nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng, vậy thì hãy đảm bảo giữ khoảng cách với xe phía trước.

Giẫm chân phanh khi dừng đèn đỏ

Đây là một vấn đề gây tranh cãi mà từng là chủ đề tranh luận giữa các chuyên gia, nhà sản xuất, và thợ xe uy tín: khi dừng đèn đỏ, liệu người lái một chiếc xe với hộp số tự động có nên giữ chân phanh khi ở số D, hay nên chuyển sang số N? Trong khi các tài xế có thể lựa chọn phương pháp thuận tiện hơn cho họ, chuyển sang số N trong khi dừng đèn đỏ lâu có thể giúp phanh và hộp số ít mòn. Đây cũng có thể là hành động an toàn hơn để tránh gây tai nạn khi nhả chân phanh hoặc… không may mỏi chân.

Giữ chặt chân phanh khi lái xuống dốc

Kích hoạt phanh trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng hao mòn lên đệm phanh, đặc biệt là khi bạn đi xuống dốc. Hãy nhẹ nhàng với chân ga và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. Cố gắng chuyển sang số thấp, giữ phanh trước khi đạp lên chân ga để kiểm soát tốc độ và nhiệt tích tụ lên phanh.

Nếu bạn là một người mắc phải ít nhất một trong thói quen đề cập ở trên, thế thì tốt nhất là nên cố gắng thay đổi và kiểm tra đệm phanh của mình. Chúng có thể cần thay thế nếu chân phanh bị kêu rít hoặc rung khi bạn đạp lên nó. Để tâm tới đèn báo phanh trên mặt táp lô cũng là một điều nên làm, hoặc đơn giản là nhìn trực tiếp đệm phanh xem sao. Luôn luôn tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe của bạn để biết các đề xuất bảo trì hoặc thay thế cho đệm phanh và dầu bôi trơn.

Duy Thành