Cách định giá xe ô tô chuẩn xác nhất năm 2021

  • 15/03/2021 00:03

Người mua thường không có nhiều kinh nghiệm. Để tránh mua phải loại xe kém chất lượng, người mua tuyệt đối không nên mua 4 loại xe sau: Xe không có đầy đủ hồ sơ pháp lý; xe bị đâm đụng ảnh hưởng đến hệ thống gầm bệ, máy móc, sắt xi; xe bị tháo cầu máy; xe ngập nước. 

Theo kinh nghiệm mua bán xe, người mua nên mua xe ở các cửa hàng lớn và uy tín. Khi mua xe nên mang ra các gara chuyên nghiệp, nhờ thợ hoặc đi hãng để kiểm tra. Không nên tin các “thợ giả dân” đi kiểm tra xe.

Người tiêu dùng thường đi trung bình từ 18.000 - 20.000 km, mức khấu hao của dòng xe trung bình mất đi khoảng 10-15% giá trị xe. Ví dụ, Toyota Vios bản G mất đi khoảng 40 triệu sau 1 năm sử dụng. Mức khấu hao sẽ được tính dựa trên: số ODO, tình trạng xe, số năm sử dụng,...

ODO trên xe không phải là tất cả, tình trạng xe nên đặt quan tâm hàng đầu.

ODO trên xe không phải là tất cả. Tình trạng xe động cơ, khung gầm, nội thất nên quan tâm hàng đầu.

Theo anh Hoàng Ngân (40 tuổi), nhân viên tư vấn xe cũ cho biết các yếu tố sau ảnh hưởng đến giá trị của xe cũ: thương hiệu, tình trạng xe, số năm sử dụng, màu sắc, loại xe, thời điểm rao bán, nội thất, trang bị...

Có thể bạn quan tâm: Cách chọn đúng kiểu thân xe phù hợp với nhu cầu sử dụng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xe cũ

Đầu tiên về thương hiệu, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xe nhiều nhất. Dòng xe của Nhật thường có giá thanh khoản cao, ít mất giá nhất. Các dòng xe của Hàn Quốc và Mỹ mất giá nhanh hơn. Mất giá nhiều nhất là dòng xe sang từ của Đức. 

Ngoài ra, dòng xe nhập khẩu cũng có giá bán cao hơn xe lắp ráp trong nước. Nhiều người quan niệm rằng xe nhập khẩu có trình độ tay nghề cao hơn xe lắp ráp trong nước. Ví dụ cùng một dòng xe nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ có giá cao hơn xe lắp ráp tại Thái Lan hay Indonesia. 

Khi mua ô tô cũ, nên ưu tiên các dòng xe lướt.

Khi mua ô tô cũ, nên ưu tiên các dòng xe lướt.

Thứ hai là tình trạng xe, đúng ra người mua phải quan tâm yếu tố này hơn số ODO. Tình trạng nội, ngoại thất, chất lượng khung gầm phải được đặt lên hàng đầu. Khi mua xe, người mua phải kiểm tra tỉ mỉ các bộ phận: chất lượng ghế da, loa, màn hình, máy móc, sơn, phanh, khả năng vận hành… 

Tiếp theo người mua cần biết những loại ô tô cũ nên mua và không nên mua ở Việt Nam, ví dụ nên tránh các dòng xe như: xe bị thủy kích, taxi hoàn lương, xe Grab, xe Lào-Campuchia, xe “mẹ bồng con”, xe Ngân, xe sang đời cũ, xe đời sâu...

Thứ ba là phiên bản và kiểu màu. Phiên bản máy dầu hay máy xăng cũng ảnh hưởng tới giá xe, người mua xe cũ thường ưu tiên mua máy dầu vì tiết kiệm nhiên liệu và bền hơn. Trong khi đó, những màu phổ thông như trắng, vàng cát và đen dễ bán hơn màu xanh, đỏ. 

Nếu có ít kinh nghiệm, thuê thợ hoặc

Định giá một chiếc xe phải dựa trên nhiều yếu tố như: ODO, tình trạng xe, số năm sử dụng, hãng xe...


Thứ tư là thị trường xe, đây là yếu tố thứ yếu nhưng cũng ảnh hưởng đến giá xe. Những dòng xe ăn khách như Toyota Vios, Hyundai Accent, Toyota Fortuner, Mazda 3… vẫn giữ giá tốt sau nhiều năm sử dụng. Trong khi những mẫu xe “ế ẩm” như Kia Rondo, Isuzu Mu-X, Mitsubishi Mirage rớt giá nhanh hơn. 

Ngoài ra, giá xe mới ngoài thị trường cũng tác động đến giá xe cũ, ví dụ thế hệ mới ra mắt hoặc giá xe tăng, giảm đều ảnh hưởng đến giá xe cũ. 

Xem thêm: 

  • Chấp nhận lỗ 80 triệu đồng, Hyundai Accent 2021 bị rao bán khi đăng kí mới đầy 1 tháng
  • Biến Toyota Fortuner đời cũ thành bản Legender với gói độ body kit giá 48 triệu đồng

Cách tính mức khấu hao xe cũ

Để định giá một chiếc xe đã qua sử dụng, chúng ta cần phải biết mức khấu hao của chiếc xe đó. Mức khấu hao này phụ thuộc vào hãng xe, tình trạng và số năm sử dụng. Các xe sử dụng trên 10 năm, xe đâm đụng, ngập nước... chỉ còn từ 5-10% giá trị sử dụng. 

Dựa trên thương hiệu

Thương hiệu của các hãng xe ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của xe, điều này được khẳng định qua nhiều năm và trên cơ sở người dùng đánh giá. Theo chuyên trang Caredge, dưới đây là các thương hiệu xe hơi giữ giá tốt nhất sau 3 năm sử dụng:

Rank

Hãng

Giá trị còn lại

1

Subaru

76.89%

2

Honda

76.51%

3

Toyota

74.30%

4

Mazda

73.67%

5

Volkswagen

71.55%

6

Chevrolet

70.79%

7

Hyundai

68.66%

8

Ford

67.41%

9

Nissan

67.36%

10

Kia

66.70%

11

Mitsubishi

66.08%

Dựa trên tình trạng xe

Tình trạng xe là yếu tố nên đặt nên đặt đầu tiên, tình trạng xe bao gồm các yếu tố: như nội, ngoại thất, hệ thống khung gầm, tình trạng máy móc... Thông thường cũng sẽ chia làm 5 cấp độ: 

STT

Cấp độ

Tình trạng xe (độ mới)

1

Xe lướt, xe còn độ mới 

Trên 90%

2

Hệ thống cốt lỗi trên xe như khung gầm, máy móc, giàn lạnh, nội thất... vẫn còn tốt

60-80%

3

Hệ thống vận hành ổn, nội thất ổn

40-60%

4

 Các hệ thống động cơ, hộp số, khung gầm, nội thất, máy lạnh… có dấu hiệu xuống cấp

30-40%

5

Xe đang bị bệnh, xe bị ngập nước, thủy kích, xe tai nạn, đâm đụng, xe không giấy tờ, xe Ngân...

5-30%

Cách tính Giá trị còn lại của xe = Tình trạng xe x Giá niêm yết ban đầu. 

* Phương pháp này nên được áp dụng nếu người mua phát hiện các bộ phận trên xe có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, có mùi, hệ thống khung gầm gỉ sét,...

Dựa trên số năm

Đây là cách tính này là phổ biến nhất. Theo quy ước quốc tế, mỗi năm xe sẽ mất đi khoảng 10% giá trị sử dụng. Tuy nhiên vào năm đầu tiên, xe sẽ mất giá trị nhiều hơn so với các năm tiếp theo. Toyota sẽ mất đi khoảng 15% giá trị, các thương hiệu khác sẽ mất đi khoảng 20-25% giá trị. 

Ví dụ: Để định giá chiếc Toyota Vios 1.5E MT 2018 với giá lăn bánh là 579 triệu đồng.

- Sau 1 năm sử dụng, giá bán tham khảo sẽ từ 579 x (1 – 25%) = 434 triệu đồng trở lên, tùy thuộc số km đã đi.

- Từ năm thứ 2, giá bán tham khảo sẽ từ 434 x (1 - 10%) = 390 triệu đồng.

Để định giá một chiếc xe thì cách tính này chỉ mang tính tương đối, do dao động ở số km và trang bị nâng cấp cho xe nếu có. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng giảm 5 -10% tùy thuộc vào biến số km và trang bị nâng cấp.

(Nguồn ảnh: Hoàng Vũ)