Cách sơ cứu người bị thương khi gặp tai nạn trên đường

  • 20/01/2020 00:01

1. Bảo vệ hiện trường

  • Đầu tiên là bạn phải đỗ xe vào lề đường, nếu nạn nhân đang ở trên đường hãy sử dụng xe của bạn làm rào chắn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng xe của bạn không làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của các xe khác. Bật đèn báo khẩn cấp trên xe để thông báo cho các xe khác biết rằng xe bạn đang dừng. 

  • Giữ bình tĩnh: Điều quan trọng đối với bạn và bất kỳ nạn nhân nào là bạn vẫn bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và hợp lý để giải quyết tốt nhất vụ tai nạn. Tránh sự hoảng loạn của nạn nhân hoặc người nhà của nạn nhân ảnh hưởng tâm lý đến bạn. 

  • Nhìn qua hiện trường một cách nhanh chóng: Mặc dù điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn là gọi xe cứu thương. Nhưng hãy nhìn qua tình hình để nắm bắt thông tin cần thiết để cung cấp cho dịch vụ khẩn cấp. Ví dụ như: Có bao nhiêu người bị tai nạn? Có bao nhiêu chiếc xe bị tai nạn? Có mùi xăng không? Xe có bốc cháy không? Liệu có ai còn trong xe không?. Tuy nhiên, đầu tiên hãy bảo đảm tính mạng cho bạn trước, ví dụ như nếu thấy ai đó đang hút thuốc lá thì hãy bảo bỏ ngay xuống, vì rất có thể sau một vụ tai nạn xe hơi, xăng hoặc hơi xăng có thể bốc ra. 

  • Gọi dịch vụ khẩn cấp: Gọi 115 để thông báo sơ bộ tình hình hiện trường.

  • Cảnh báo các xe  khác đang tới: Cảnh báo những tài xế khác rằng đang có một vụ tai nạn để họ tránh đi. Sử dụng những thiết bị báo sáng hoặc cờ để nhờ thêm sự giúp đỡ hoặc cảnh báo mọi người để có thể nhường đường.

2. Hỗ trợ nạn nhân

Giữ an toàn cho bản thân và nạn nhân

Trước khi muốn cứu người khác bạn nên bảo đảm an toàn cho mình trước bằng cách kiểm tra tất cả những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho bạn ví dụ như xem rò rỉ xăng hay không? Có xe nào vẫn còn đang khởi động hay không? Nếu có hãy tắt tất cả các xe mà vẫn còn đang khởi động, tránh xa những xe bị rò rỉ xăng. 

Tư vấn sự giúp đỡ

Nếu nạn nhân vẫn còn ý thức hãy hỏi nạn nhân có cần sự giúp đỡ hay không. Nên nhớ tiếp cận nạn nhân một cách thận trọng và tránh làm đau họ. 

Không nên di chuyển nạn nhân

Cách sơ cứu người bị thương khi gặp tai nạn giao thông

Không nên lập tức bế nạn nhân ngay sau khi tai nạn giao thông.

Bạn nên chú ý rằng nhiều vết thương không thể nhìn thấy trên da. Trừ trường hợp sắp xảy ra cháy nổ đe dọa đến tính mạng, ngoài ra bạn không nên tự ý di chuyển nạn nhân. Nếu nạn nhân không thở và phản ứng, hãy nghiêng nạn nhân  về phía trước hoặc nghiêng sang một bên để vẫn đảm bảo đường thở cho nạn nhân. 

Kiểm tra đường thở

Nếu một người bất tỉnh hoặc mất ý thức, điều quan trọng là phải kiểm tra đường thở của nạn nhân để đảm bảo người đó thở đúng. Nếu không, bạn có thể dùng phương pháp CPR ( phương pháp hồi sức tim) để khởi động lại hệ thống tuần hoàn và hô hấp. 

Cách sơ cứu người bị thương khi gặp tai nạn giao thônga

Phương pháp hồi tim CPR.

Hỗ trợ cầm máu, sơ cứu tạm thời cho nạn nhân

Thông thường bạn chỉ nên băng bó nếu cảm thấy đe đọa đến tính mạng. Nếu nạn nhân bị chấn thương cần băng bó, nẹp xương gãy hoặc sử dụng các kỹ thuật sơ cứu tiên tiến khác, thông thường bạn nên chờ đợi sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ y bác sỹ.

  • Giữ  nạn nhân càng yên càng tốt. Nói chuyện với nạn nhân để nạn nhân cảm thấy bớt đau. 

  • Gói quần áo hoặc băng xung quanh cột sống hoặc xương gãy để ngăn chặn sự di chuyển. 

  • Ngăn chặn sự chảy máu bằng cách áp lực trực tiếp lên vết thương với băng gạc hoặc là quần áo. Nâng cao khu vực chảy máu đến ngang ngực nếu có thể. Nếu nạn nhân có nhận thức, hỏi sự giúp đỡ của mọi người để tránh tình trạng sốc do mất máu. 

Điều trị sốc

Các nạn nhân bị tai nạn giao thông thường bị sốc sau khi tai nạn. Sốc có thể de dọa đến tính mạng nếu không được điều trị, vì vậy nếu bạn nhận thấy triệu trứng của sốc như da nhợt nhạt thì hãy chăm sóc nạn nhân theo các bước sau: 

  • Nên nhớ khi da tái nhợt, hãy nâng chân. Da nhợt nhạt là dấu hiệu phổ biến của những trường hợp bị sốc. 

  • Nới lỏng quần áo và đặt chăn hoặc quần áo ấm lên người nạn nhân để giữ ấm cho người, nếu bạn có thể hãy giơ chân nạn nhân lên. Ngay cả việc đặt chân của nạn nhân lên đầu gối của bạn cũng có thể làm giảm sốc. 

An ủi nạn nhân

Rất có thể nạn nhân bị tai nạn đang rất sợ hãi và tổn thương. Nói chuyện và khích lệ nạn nhân để bình tĩnh lại, trong nhiều trường hợp dù nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn có thể nghe được tiếng bạn. Nắm lấy tay nạn nhân nếu bạn có thể, điều đó có thể giúp ý thức sinh tồn của một con người. 

Xem thêm: 

  • Không nhường đường cho xe cứu thương tài xế xe ô tô sẽ bị phạt nặng
  • Đừng hiểu sai quy định mới về tăng mức xử phạt đối với lỗi xe không sang tên đổi chủ

Theo Wikihow

(Nguồn ảnh: Internet)