Chăm sóc bảo dưỡng, láng đĩa phanh trên ô tô như thế nào?

  • 29/12/2020 00:12

Phanh xe là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống an toàn của ô tô. Nếu phanh gặp phải bất kể vấn đề gì, rất có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc. Do vậy, việc chăm sóc bảo dưỡng phanh xe rất quan trọng. Trong đó, một công việc liên quan đến phanh cần làm thường xuyên và định kỳ, không chỉ thay dầu hay má phanh, là láng đĩa phanh.

Tại sao phải láng đĩa phanh? 

Bề mặt của đĩa phanh có công dụng tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc này còn có tác dụng giúp giải quyết các hiện tượng tạo ra tiếng ồn hay rung lắc khi đạp phanh. Về lâu về dài còn hỗ trợ và kéo dài thời gian sử dụng của toàn bộ hệ thống phanh.

Đĩa phanh có nhiều vết trầy xước dẫn đến hiệu quả phanh kém.

Đĩa phanh trước khi láng có nhiều vết trầy xước dẫn đến hiệu quả phanh kém.

Khi bề mặt của đĩa phanh không đồng đều sẽ xảy ra một số hiện tượng:

- Khi má phanh và mặt đĩa tiếp xúc không đồng đều nhau sẽ làm một  số thành phần khác mất đi sự cân bằng. Không những vậy, đây còn là nguyên nhân khiến đĩa phanh có độ mòn không đều ở phần các cạnh dẫn đến má phanh không ăn khớp hoàn toàn.

- Có hiện tượng gỉ sét trên bề mặt đĩa phanh, do sử dụng lâu hay ảnh hưởng từ những chất ăn mòn xung quanh.

- Phần giữa má và đĩa dễ bị những vật cứng lọt vào làm tổn hại, lâu dần sẽ tạo thành đường rãnh, sóng.

Theo kinh nghiệm lái xe thực tế cho thấy, trường hợp tiếp xúc má phanh và đĩa phanh không đồng đều nhau sẽ gây ra rắc rối như: 

- Tạo cảm giác phanh không thật chân.

- Có những tiếng động lạ, rất khó chịu khi phanh.

Có thể bạn quan tâm: 

  • Những loại phụ kiện 'đáng xuống tiền' sau khi mua xe về
  • Cách chăm sóc bảo dưỡng bộ phận 'đắt tiền' nhất trên xe số tự động AT

Nên thay trực tiếp hay tháo rời?

Đây là câu hỏi mà nhiều tài xế thắc mắc, không biết có gì khác nhau giữa hai phương pháp láng đĩa phanh trực tiếp hay tháo rời, phương pháp nào hiệu quả hơn?

Đối với phương pháp láng trực tiếp đòi hỏi công nghệ và trình độ tay nghề cao. Do vậy, những kỹ thuật viên có kỹ thuật cao mới đảm nhiệm được nhiệm vụ này. Khi thực hiện phương pháp này, xe sẽ được chạy theo mô hình hoạt động hàng ngày. Ưu điểm của phương pháp này mặt đĩa sẽ được làm phẳng với độ chính xác cao.

Đĩa phanh sau khi được láng.

Đĩa phanh sau khi được láng lại.

Với kiểu láng đĩa tháo rời sẽ đơn giản hơn, sau khi tháo hẳn phanh ra, thợ sẽ dụng máy tiện để láng. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất của các gara tại Việt Nam. Phương pháp này sẽ tạo ra bề mặt đĩa khá phẳng nhưng không thể kiểm tra trực tiếp được như phương pháp thứ nhất. 

Mức độ phức tạp và chính xác của phương pháp này cũng đòi hỏi cao hơn. Vì nếu chỉ cần láng hơi quá tay thì phanh sẽ mòn không đều và không có cách nào khác để khắc phục.

Những lưu ý quan trọng khi láng đĩa phanh

Hiện nay, đĩa phanh ô tô được làm bằng 2 loại chính là gốm carbon hoặc thép. Với chất liệu thép, đĩa phanh ô tô sẽ hoạt động tốt nhất trong phạm vi từ 80.000 - 128.000 km. Với phanh đĩa gốm carbon thì thời gian có thể lâu hơn. Như vậy, sau 80.000 -100.000 km có thể bạn phải láng lại đĩa phanh. Tốt nhất, người dùng nên kiểm tra định kỳ hệ thống phanh sau mỗi 2 vạn km.

Cũng theo những kỹ thuật viên có kinh nghiệm, một đĩa phanh có thể được láng tối đa là 3 lần, mỗi lần láng có thể cách nhau vài năm. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi di chuyển. Nếu gặp một số các triệu chứng như phanh có tiếng ồn, xe răng lắc khi hãm, xe bị lệch hướng hoặc hiệu quả phanh kém... thì tài xế nên bắt đầu kiểm tra hệ thống phanh. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Theo Sam - Theo Nhà Quản Lý
Link bài gốc Copy link
https://nhaquanly.vn/cham-soc-bao-duong-lang-dia-phanh-tren-o-to-nhu-the-nao-d20210110105259618.html