Cơ chế hoạt động và công dụng của đèn hậu xe ô tô

  • 12/02/2019 00:02

1. Cấu tạo đèn hậu xe ô tô

Cơ chế hoạt động và công dụng của đèn hậu xe ô tô

Cơ chế hoạt động và công dụng của đèn hậu xe ô tô

Đèn hậu xe ô tô được đặt ở vị trí 2 bên rìa của đuôi xe, thuộc hệ thống vỏ xe và thường có hai màu đỏ - trắng lắp đối xứng nhau. Thông thường, chất liệu để làm đèn hậu thường là nhựa cao cấp có độ bền cao để chịu đựng tốt trong những lần va chạm mạnh với vật thể khác.

Nếu đèn hậu gắn cùng đèn sương mù thì nhà sản xuất thường thiết kế đèn màu đỏ, còn gắn với đèn lùi thì sẽ có màu trắng. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn đặt đèn hậu lệch đi để phù hợp với địa hình, điều kiện di chuyển của từng vùng hoặc làm điểm nhận diện của xe.

Cũng có trường hợp đèn sương mù và đèn hậu đều có màu đỏ khiến người nhìn hay bị nhầm là đèn phanh. Để tránh tình trạng này, các hãng xe đã tách hẳn hai loại đèn ở vị trí khác nhau. Đèn sương mù thường sẽ ở bên ghế lái, đèn lùi đặt đối diện để tạo độ cân xứng giữa hai loại đèn.

2. Nhiệm vụ và cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động và công dụng của đèn hậu xe ô tô2aa

Bất kể bộ phận nào trên xe ô tô cũng đều đảm nhận nhiệm vụ riêng của nó, đèn hậu cũng vậy. Chức năng của chi tiết này là để cho mọi người thấy được phần cạnh sau của xe, giúp người khác có thể ước tính kích thước và hình dáng của xe. Đặc biệt, xe chạy phía sau có thể biết được xe của mình đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào.

Với nhiệm vụ quan trọng như vậy thì đèn hậu sẽ phải hoạt động như thế nào? Khi người lái bật đèn pha sáng thì đèn hậu sẽ sáng theo rơ-le chuyển tiếp. Hai loại đèn này được nối với nhau cùng một công tắc nên sẽ cùng hoạt động dễ dàng. Do đó, tài xế sẽ không phải bật đèn chiếu hậu nữa. 

Đối với trường hợp xe có đèn pha tự động thì đèn chiếu hậu sẽ tự động sáng khi xe chạy. Ngược lại, đèn chiếu hậu sẽ sáng khi bật đèn pha nếu xe có công tắc bật đèn. Bên cạnh đó, đèn hậu cũng được nối thẳng với nguồn pin.

3. Các loại đèn hậu thường gặp trên xe ô tô

Cơ chế hoạt động và công dụng của đèn hậu xe ô tô3aa

Hiện nay trên các loại xe ô tô thường có ba loại là đèn dạng LED, dạng Halogen và đèn Xenon, tuỳ theo từng loại xe mà khách hàng lựa chọn. Với loại đèn dạng LED thì ngày càng được trang bị phổ biến hơn, ưu điểm là tiêu thụ rất ít năng lượng điện và sáng lâu hơn so với loại đèn halogen truyền thống. Hơn nữa, đèn LED sẽ làm tăng thêm sự sang trọng, hiện đại cho chiếc xe.

Trong khi đó, đèn dạng Halogen vẫn còn phổ biến nhất và trở thành trang bị tiêu chuẩn của hầu hết các hãng xe ô tô. Đèn Xenon có cường độ ánh sáng mạnh và cao hơn nhưng được xuất hiện ít hơn hai loại đèn trên. Điểm chung của các loại đèn này là sử dụng hồ quang điện thay vì dây tóc bóng đèn.

Qua đây có thể thấy, đèn chiếu hậu xe ô tô rất quan trọng khi chạy xe. Điều này cũng được thể hiện trong luật giao thông đường bộ, quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể, xe ô tô nếu không bật đèn hậu sẽ bị thổi phạt từ 300-400 nghìn đồng. Do đó, nếu không may bộ phận này bị hỏng thì chủ xe đừng nên tiếc tiền hay lười nhác mà không thay sửa ngay.

Xem thêm: 

  • "Đọc vị" những ký hiệu đèn báo lỗi thường gặp trên ô tô
  • Những lý do phổ biến khiến đèn pha hỏng

(Nguồn ảnh: cafeauto.vn)