Hyundai tiết lộ những trường hợp đâm xe thế nào thì túi khí lại không nổ

  • 27/11/2018 16:11

Trong suốt thời gian qua, nhiều lái xe đã tranh luận với nhau về những trường hợp xe ô tô xảy ra tai nạn mà túi khí không hoạt động, khiến nhiều người nghi vấn về độ an toàn của hệ thống túi khí trên một số mẫu xe ô tô tại Việt Nam. 

Túi khí không nổ khi va chạm khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng túi khí của xe ô tô.

Túi khí không nổ khi va chạm khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng túi khí của xe ô tô.

Thực tế, túi khí bung ra trong trường hợp nào đều đã được các hãng tính toán để đảm bảo an toàn tốt nhất cho người ngồi trong xe. Rất nhiều trường hợp, việc túi khí nổ là không cần thiết, thậm chí còn gây ảnh hưởng hơn đến sức khỏe người ngồi trong xe.  

Mỗi hãng xe sẽ có một số tiêu chí khác nhau để cảm biến hoạt động và kích hoạt túi khí khi xảy ra va chạm. Để biết chính xác và rõ ràng nhất, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.

Túi khí sẽ không được kích hoạt trong một số trường hợp cụ thê.

Túi khí sẽ không được kích hoạt trong một số trường hợp cụ thể.

Cụ thể, trên mẫu xe Hyundai Kona, nếu các khách hàng sở hữu xe đọc trước những hướng dẫn sử dụng trước khi lái xe có thể dễ dàng tìm thấy tài liệu hướng dẫn các trường hợp va chạm mà túi khí không kích hoạt;  Bao gồm 7 trường hợp như sau:

1. Va chạm ở tốc độ thấp: Khi đó gia tốc giảm tốc nhỏ và việc thắt dây an toàn đã đủ để báo vệ lái xe và hành khách thì túi khí sẽ không cần thiết phải kích hoạt.

2. Va chạm từ phía sau: Khi có va chạm từ phía sau, người ngồi sẽ bị ngả về phía sau bởi lực va chạm. Khi đó, túi khí bung là không cần thiết và không mang lại hiệu quả.

3. Va chạm bên: Khi có va chạm bên, người ngồi dịch chuyển theo hướng va chạm bên, Túi khí phía trước bung có thể không có tác dụng bảo vệ.

Các tình huống có thể không kích hoạt túi khí được hướng dãn chi tiết tới khách hàng sở hữu Hyundai Kona.

Các tình huống có thể không kích hoạt túi khí được hướng dãn chi tiết tới khách hàng sở hữu Hyundai Kona.

4. Va chạm góc xiên: Lực va chạm có thể trực tiếp tác động lên người ngồi theo hướng mà túi khí có thể không mang lại hiệu quả an toàn, do đó cảm biến thể không kích hoạt bung bất kỳ túi khí phía trước nào.

5. Va chạm chui gầm: Túi khí có thể không bung trong trường hợp này bởi vì gia tốc giảm tốc mà cảm biến phát hiện được không đủ lớn trong tình huống va chạm kiểu "chui gầm"

6. Va chạm lăn tròn: Túi khí phía trước có thể không bung trong tai nạn lật xe vì khi đó túi khí bung không làm tăng khả năng bảo vệ người ngồi trên xe. Tuy nhiên, nếu được trang bị túi bên và túi khí kiểu rèm thì các túi khí này có thể bung.

7. Va chạm chính giữa: Túi khí phía trước có thể không bung nếu xe va chạm với những vật kiểu như cọc hay cây. Khi đó điểm va chạm tập trung vào một chỗ và lực mạnh nhất của va chạm không được truyền đến các cảm biến trên xe.

Như vậy, theo mỗi nhà sản xuất xe ô tô khác nhau sẽ có những khuyến cáo về các trường hợp va chạm mà túi khí không nổ cũng như những quy tắc an toàn khi vận hành xe ô tô. Các lái xe nên đọc kỹ các hướng dẫn an toàn của xe để có thể hiểu hơn về quy tắc an toàn của mỗi hãng nhằm nâng cao khả năng an toàn của bản thân cùng hành khách trên mỗi chuyến đi.

Chúc các bạn lái xe an toàn!