Lật tẩy các chiêu 'móc túi' người dùng của các xưởng dịch vụ ô tô

  • 06/01/2021 00:01

Một số chiêu trò mà các cơ sở chăm sóc bảo dưỡng, các garage thường quảng cáo khiến người dùng phải móc tiền ra. Tưởng là được hưởng lợi hóa ra lại là miếng mồi cho các xưởng dịch vụ. Dưới các hình thức tinh vi của các trung tâm thường cố gắng tối đa lợi nhuận bằng cách vẽ thêm "các bệnh" hoặc nghiêm trọng hóa vấn đề mà khách hàng gặp phải.

Dưới đây là các chiêu trò của các xưởng chăm sóc bảo dưỡng trong thời gian gần đây: 

1. Bảo dưỡng miễn phí nhưng thu tiền thật

Các chương trình bảo dưỡng miễn phí, ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng... Phương thức kinh doanh này không chỉ trên xe hơi, mà chúng ta thấy đa dạng trên các loại dịch vụ khác. 

Hình thức này không còn mới nhưng vẫn được các đại lý áp dụng. Người dùng sẽ không phải trả cho chi phí kiểm tra, nhưng sẽ phải trả tiền cho những dịch vụ phát sinh khác. Để tránh gặp tình trạng trên, hãy mang xe đi bảo dưỡng theo định kỳ và chỉ khi xe gặp vấn đề mới cần mang xe đến xưởng dịch vụ.

Tài xế cần phải cẩn trọng và chỉ giao xe cho những cơ sở tin tưởng.

Tài xế cần phải cẩn trọng và chỉ giao xe cho những cơ sở tin tưởng.

2. Vẽ thêm bệnh, tư vấn các dịch vụ không cần thiết

Thậm chí các cơ sở không uy tín thì có xu hướng "vẽ thêm bệnh" hoặc nghiêm trọng hóa vấn đề. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy lo lắng mà móc hầu bao ra để chi trả.

Khi đem xe ra xưởng dịch vụ, các nhân viên tư vấn thường tư vấn cho khách hàng thay thế các phụ kiện mới trong khi chúng vẫn ở trong điều kiện hoạt động tốt. Thật vậy, theo những người có kinh nghiệm làm trong nghề chia sẻ, càng "vẽ ra nhiều bệnh" thì lương càng cao.

Các loại phụ kiện thường được thay thế như vành, lốp, phanh, IC, bóng đèn halogen, xi nhan, còi, phuộc, ắc quy... Sau đó, chúng được bán lô ra ngoài hoặc cho không. Nhiều trường hợp kỹ thuật viên, tư vấn viên còn cố tình tư vấn sai cho khác hàng.

Ví dụ, khi ắc quy bị yếu điện, người thợ sẽ tư vấn cho khách hàng thay nguyên bình ắc quy. Tuy nhiên, vấn đề thực sự là ở dây nối. Người dùng có thể nạp lại hoặc thay dây nối mà không cần thiết phải thay cả bình.

Cảnh giác với các loại phụ tùng giả hoặc chiêu trò

Phụ tùng thật giả lẫn lộn, người mua khó có thể phân biệt được.

Một hình thức khác là lắp, độ thêm các loại phụ kiện, phụ tùng không cần thiết. Tư vấn viên thường tư vấn khách hàng như phủ gầm xe, phủ ceramic, bọc vô lăng, lắp cánh gió... Nhưng nhiều trong số chúng là vô dụng, chỉ phí tiền và thời gian để lắp đặt mà không đem lại lợi ích cụ thể nào.

Do vậy, người mua cần tìm hiểu kỹ càng về chất lượng của những loại phụ kiện và dịch vụ này. Không tùy tiện độ các bộ phận liên quan đến hệ thống vận hành và điện trên xe. Trước khi lắp thêm các bộ phận này, phải xem xét có thuộc các bộ phận nằm trong nhóm bị từ chối đăng kiểm hay không?

3. Xe bị luộc đồ hoặc thay hàng nhái, hàng dởm

Nhiều tài xế nghĩ chỉ có xe máy mới bị "luộc đồ" (tráo phụ tùng), nhưng thực tế hiện nay, ô tô cũng bị tráo đồ không kém. Tình trạng này không phải là hiếm, nhất là những xưởng dịch vụ bên ngoài. Những loại phụ tùng thường được bị đánh tráo nhiều nhất là kính chiếu hậu, mâm lốp, lốp sơ cua, dàn lạnh... cho đến các bộ phận đắt đỏ như hộp số, con heo dầu.

Sau đó, các phụ kiện này được thay thế bởi hàng kém chất lượng hơn, đa phần đến từ Trung Quốc. Tùy thuộc vào đồ bị luộc, nhân viên có thể thu được hàng chục triệu đồng, "xe càng sang lời càng lớn". Ngoài ra, khách có thể bị thay các loại phụ tùng không chính hãng, chúng chỉ hoạt động tốt trong thời gian đầu nhưng rất nhanh bị hỏng về sau.

(Nguồn ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm: 

  • 10 tiếng ồn lạ trên ô tô không được phép bỏ qua
  • Những công việc cần thực hiện ngay sau khi mua xe cũ