Những điều tài xế Việt nên để ý khi tham gia giao thông

  • 30/05/2021 00:05

1. Chặn phần đường cho người đi bộ

Ngoài việc có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, việc dừng xe ô tô chắn ngang làn đường dành cho người đi bộ còn vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể bị phạt tiền. Cụ thể, tại khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe". 

2. Vượt ở góc khuất

Không ít các vụ tai nạn xảy ra liên quan đến việc các tài xế vượt xe ở góc khuất hay những đoạn đường cong. Đây là hành vi nguy hiểm và bị xử phạt nặng theo quy định của pháp luật.

điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi muốn vượt phương tiện khác phải tuân thủ quy tắc là "Không được vượt ở đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế".

Không được vượt xe ở đường cong, góc khuất.

Không được vượt xe ở đường cong, góc khuất.

Theo Nghị định 100 NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

3. Xử dụng đèn cảnh báo đúng cách

Đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ nên bật khi gặp tình huống khẩn cấp thật sự, do đó mọi người khi tham gia giao thông nên có ý thức sử dụng. Đọc bài đèn Đèn cảnh báo nguy hiểm: Nhiều tài xế Việt dùng sai trong "vô thức" mới thấy nhiều người vẫn đang lạm dụng đèn này và sử dụng sai mục đích sử dụng của nhà sản xuất.

Tài xế nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm đúng cách.

Tài xế nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm trong các tình huống khẩn cấp.

Theo kinh nghiệm lái xe, dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng được các nhà sản xuất khuyến cáo: 

  • Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường – Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Và đây cũng là cách để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường.

  • Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm – Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang gặp trục trặc để mà biết cách xử lý tình huống.   

  • Thời tiết xấu – Trong trường hợp trời mưa, sương mù bình thường thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của bạn là gì, khi nào thì rẽ, chuyển làn… Chưa kể đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.

4. Không sử dụng xi-nhan

Theo khoản 1 điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.

Điều này có nghĩa là người tham gia giao thông phải có tín hiệu báo hướng rẽ (xi nhan) khi chuyển hướng, nếu chuyển hướng sang trái thì xi nhan sang trái, chuyển hướng sang phải thì xi nhan qua phải.

Tài xế không bắt buộc phải xi-nhan khi qua đường cong.

Tài xế không bắt buộc phải xi-nhan khi qua đường cong không giao nhau.

Lưu ý: Trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức thì không cần phải bật đèn xi nhan. Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi-nhan tại khoản 3, điều 5 Nghị định 100 NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ.
  • Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước.
  • Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.

(Nguồn ảnh: Internet)