Động cơ xe ô tô giật cục: Nguyên nhân và giải quyết

  • 06/03/2020 00:03

Động cơ xe ô tô giật cục: Nguyên nhân và giải quyết.

Động cơ xe ô tô giật cục: Nguyên nhân và giải quyết. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo kinh nghiệm ô tô, động cơ xe ô tô giật cục có thể là nỗi ác mộng mà tay lái phải đối mặt trong lúc lăn bánh trên đường.

Được biết, động cơ đốt trong phụ thuộc vào hoạt động chính xác theo chu kỳ của vô số các bộ phận bao gồm sự chính xác của bộ trộn không khí/nhiên liệu, thời gian đánh tia lửa và hệ thống khí thải. Chỉ cần một sự cố nhỏ ở bất kỳ bộ phận nào sẽ khiến cho chu kỳ của động cơ bị lệch, cản trở hiệu suất của động cơ.

Vấn đề thường thấy là động cơ giật cục, tăng lửa hoặc mất lửa; rối loạn tăng tốc/ giảm tốc. Vấn đề này có thể gặp phải khi xe đang nghỉ hoặc hiện tượng xe tăng vọt khi đang chạy.

Tin tốt là trong nhiều trường hợp, vấn đề động cơ giật cục, trào lửa có thể được sửa chữa với chi phí không cao. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục sự cố và cách giải quyết vấn đề chỉ trong vòng dưới 45 phút.

Dấu hiệu của vấn đề động cơ xe bị giật cục, vọt lửa

Động cơ xe ô tô hoạt động không ổn định

Động cơ xe ô tô giật cục thể hiện ở việc động cơ bị mất hay tăng tốc đột ngột khi dùng. Từ đó, việc xe bị tăng tốc đột biến hay giảm tốc độ đột ngột đều khiến động cơ chạy thô, giật. Nếu bạn đã từng trải qua một trong hai vấn đề này, thì việc đầu tiên cần làm là thực hiện một số kiểm tra trước khi đem đến tiệm sửa.

Trong một số trường hợp có thể tự sửa chữa ngay tại nhà với những dụng cụ đang có. Song, nếu như vấn đề yêu cầu thao tác sửa chữa phức tạp hơn thì tốt nhất là nên để các chuyên gia giải quyết.

Đèn báo động cơ nhấp nháy

Động cơ xe ô tô giật cục thường được báo bởi đèn.

Động cơ xe ô tô giật cục thường được báo bởi đèn. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Dù nguyên nhân là gì đi nữa, nếu động cơ xe bị mất lửa hay tăng lửa đột ngột thì hệ thống OBD-II của xe sẽ hiển thị mã lỗi và đèn báo của động cơ sẽ phát sáng trên bảng điều khiển.

Nguyên nhân động cơ xe bị giật cục, vọt lửa và hướng khắc phục

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng giật cục. Trong khi một số khá là đơn giản và có thể tự giải quyết được ngay tại nhà với giá thành rẻ nhưng một số trường hợp lại yêu cầu có sự chuyên nghiệp từ các bậc thầy giàu kinh nghiệm.

ECM – Mô-đun điều khiển động cơ điện tử

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, khi một trong các tín hiệu điều khiển của động cơ bị lệch so với tín hiệu điều khiển trên hộp ECM của ô tô thì hộp ECM sẽ tự động điều chỉnh luồn không khí đi vào, kim phun nhiên liệu, thời gian kích bugi để đưa mọi thứ trở về ổn định.

Đôi khi việc này khiến động cơ xe vận hành vượt mức độ bình thường và cần thời gian để tự điều chỉnh lại quy trình.

Rò rỉ ống chân không

Động cơ xe ô tô giật cục do rò rỉ ống chân không.

Động cơ xe ô tô giật cục do rò rỉ ống chân không. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Rò rỉ ống chân không thường xảy ra nhất trong các ống dẫn nhiên liệu, những ống này dễ hao mòn nhất do ảnh hưởng nhiệt từ động cơ. Từ đó, rò rỉ chân không có thể khiến xe tăng vọt tốc độ khi tăng tốc động cơ.

Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế các đường dẫn chân không.

Chất lượng nhiên liệu kém

Xăng bị ô xi hóa là 1 quá trình tự nhiên và xuất hiện sau thời gian trữ lâu. Nói cách khác xăng bị ô xy hóa hoặc bị ô nhiễm khi tiếp xúc với không khí và giảm chất lượng.

Một khi động cơ bơm phải xăng chất lượng kém này, bộ ECM sẽ quét và đánh giá hỗn hợp nhiên liệu đốt / khí đang ở tình trạng "no khí". Từ đó, xe sẽ phân phối thêm nhiều xăng vào nhằm cân bằng hỗn hợp. Thực chất, điều này khiến buồng đốt chứa quá nhiều xăng, khó đánh lửa.

Dẫn đến việc động cơ xe phải gồng mạnh hơn nữa để bù lại lượng chu kỳ đốt bị hụt.

Cách khắc phục: nhanh chóng đổi xăng đang sử dụng sang nhiên liệu mới, chất lượng hơn nhằm đảm bảo sức khỏe ô tô.

Van EGR bị kẹt, hở

Động cơ xe ô tô giật cục do hở van.

Động cơ xe ô tô giật cục do hở van. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Van tuần hoàn khí thải (EGR) là một bộ phận quan trọng của hệ thống khí thải xe ô tô. Nó tuần hoàn khí thải từ buồng đốt động cơ để đốt lại thay vì chuyển chúng vào hệ thống khí thải để giảm bớt lượng khí độc thải ra.

Van EGR mở và đóng liên tục trong chu kỳ của động cơ. Nếu van này bị kẹt lúc mở khí thải sẽ trở lại buồng đốt khi không được phép. Điều này cho phép khí CO2 tràn vào buồng đốt gây khó kích nổ.

Tương tự như trên, động cơ xe phải gồng mạnh hơn nữa để bù lại lượng chu kỳ đốt bị hụt.

Cách khắc phục: Thay van EGR.

Module điều khiển điện tử ECM bị lỗi

Động cơ xe ô tô giật cục do Module điều khiển điện tử ECM bị lỗi.

Động cơ xe ô tô giật cục do Module điều khiển điện tử ECM bị lỗi. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Như đã giải thích ở trên, Mô-đun điều khiển điện tử ECM điều chỉnh hoạt động của nhiều bộ phận để đảm bảo động cơ được tối ưu và chạy hiệu quả và bù khí khi có sai lệch.

Khi Mô-đun điều khiển điện tử gặp trục trặc do bất kỳ lý do nào, nó sẽ không thực hiện đúng chức năng. Điển hình, ECM có thể đột ngột điều chỉnh phun thêm nhiên liệu vào động cơ đốt, dẫn đến động cơ ngộp xăng, giật cục.

Cách khắc phục: Đưa xe đến thợ máy hoặc chuyên gia đáng tin cậy để đánh giá và thay thế.

Bộ lọc nhiên liệu bị tắc

Động cơ xe ô tô giật cục do lọc nhiên liệu bẩn.

Động cơ xe ô tô giật cục do lọc nhiên liệu bẩn. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Bộ kim phun nhiên liệu động cơ có chứa bộ lọc lưới và chúng có thể dễ dàng bị tắc. Bộ lọc nhiên liệu bị tắc sẽ làm giảm áp suất nhiên liệu, khiến mô-đun điều khiển điện tử mở kim phun nhiên liệu rộng hơn để nhiên liệu chảy vào dễ hơn.

Một khi các bộ lọc nhiên liệu buộc phải mở theo cách này, áp suất nhiên liệu sẽ tăng lên nhanh chóng và khiến nhiên liệu truyền vào động cơ nhiều hơn mức cần thiết, gây ra hiện tượng tăng vọt lửa ở động cơ.

Tiếp đến, Mô-đun điều khiển điện tử sau đó bù lại bằng cách tắt kim phun, dẫn đến giảm áp suất nhiên liệu như trước đó. Chu trình trên sẽ lặp lại liên tục.

Cách khắc phục: Tự thay đổi bộ lọc nhiên liệu hoặc yêu cầu thợ bảo dưỡng thực hiện. 

Động cơ quá nóng

Động cơ xe ô tô giật cục do động cơ quá nhiệt.

Động cơ xe ô tô giật cục do động cơ quá nhiệt. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Động cơ quá nóng thường bởi mức độ chất làm mát thấp hoặc có bọt khí xuất hiện trong hệ thống hạ nhiệt.

Khi động cơ quá nóng, miếng đệm đầu thường mất tác dụng, khiến chất làm mát bị rò rỉ và hút không khí vào. Tình huống tương tự như khi bơm phải lượng xăng chất lượng kém đã giải thích ở phần trên, một lượng không khí nhiều hơn bơm vào động cơ sẽ gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ.

Cách khắc phục: Kiểm tra và nạp lại chất làm mát hoặc loại bỏ không khí trong hệ thống làm mát.

Áp suất nhiên liệu thấp

Động cơ xe ô tô giật cục do áp suất nhiên liệu thấp.

Động cơ xe ô tô giật cục do áp suất nhiên liệu thấp. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Nếu bơm nhiên liệu bị hỏng hoặc bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu hoạt động ở áp suất thấp, chúng có thể gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn trong hệ thống nhiên liệu. Từ đó, tình trạng giật cục sẽ xảy ra.

Cách khắc phục: đây thường không phải là công việc mà người không chuyên có thể tự xử lý dễ dàng. Hãy kiểm tra áp suất nhiên liệu bằng đồng hồ đo áp suất nhiên liệu. Nếu thấy thấp, mang đến thợ máy để thay thế hoặc điều chỉnh.

Đánh lửa sai thời điểm

Nếu không giai đoạn đánh lửa thì hỗn hợp nhiên liệu-không khí trong buồng đốt động cơ sẽ không có cách nào để được đốt cháy, từ đó tạo ra lực truyền động cho xe.

Nhiệm vụ của các bugi sẽ truyền tín hiệu điện từ cuộn dây đánh lửa vào thời điểm xác định từ trước để tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí.

Thời điểm đánh lửa cần chính xác. Nếu sai thời điểm, hỗn hợp nhiên liệu-không khí sẽ không được đốt cháy một cách hiệu quả, quá trình đốt cháy sẽ không được tối ưu và chắc chắn rằng hiệu suất của động cơ sẽ không suôn sẻ.

Động cơ xe ô tô giật cục do hệ thống đánh lửa gặp vấn đề.

Động cơ xe ô tô giật cục do hệ thống đánh lửa gặp vấn đề. (Nguồn ảnh: Carfromjapan)

Ví dụ, nếu thời gian đánh lửa nhanh hơn hay chậm hơn nhiều so với thời gian đã được định trước, nó sẽ khiến hỗn hợp nhiên liệu-không khí bị đốt cháy sớm hơn trong chù kỳ đốt. Điều này dẫn đến việc động cơ quá tải nhiệt. Như đã giải thích ở trên, nếu động cơ quá nóng sẽ dẫn đến việc động cơ giật cục.

Cách khắc phục: cần có chuyên gia để điều chỉnh thời gian đánh lửa.

Hệ thống đánh lửa kém hiệu quả

Tia đánh lửa kém có thể do nhiều vấn đề trong hệ thống đánh lửa bao gồm nắp pha phối bị lỗi, rô-tô, dây điện, dây bugi, cuộn dây đánh lửa.

Khi việc đốt cháy yếu, xy-lanh sẽ không đóng góp hết tất cả sức mạnh cho trục khuỷu. Sẽ có nhiên liệu tàn dư, không được đốt cháy hoàn toàn và tăng khả năng làm hỏng bugi.

Kèm theo đó, việc mất độ mạnh sẽ tăng nhu cầu đánh lửa và bộ ECM sẽ điều phối động cơ hoạt động mạnh hơn để bù đắp.

Cách khắc phục: Đây là vấn đề mà người dùng có thể tự xử lý tại nhà, chỉ cần kiểm tra và thay thế nắp phân phối, rô-to, bộ đánh lửa và bugi khi cần.

(Nguồn ảnh: Carfromjapan)

  • 8 lý do khiến động cơ xe ô tô bị yếu (Động cơ xăng và động cơ Diesel)