Công suất hay Mô-men xoắn, yếu tố nào quan trọng hơn? (Phần 2: Đơn vị đo)

  • 23/08/2020 02:08
Ở phần trước, chúng ta đã hiểu được định nghĩa của công suất và mô mên xoắn, ở phần này MeCar sẽ cùng với độc giả tìm hiểu thêm về các đơn vị đo là BHP, lb / ft, Nm, PS và KW.


Đơn vị đo công suất

Khi nói về đơn vị đo công suất, chúng ta thường thấy 4 đơn vị chính là HP (Horse Power), BHP (Brake Horse Power), PS (Pferdestärke) và KW (Kilowatts).

HP, hay còn gọi là mã lực chắc hẳn là đơn vị mà hầu hết chúng ta đều biết đến. HP được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây. Có thể hiểu 1 HP = 75 kgm/s.

BHP (Brake Horse Power – Mã lực phanh) là một đơn vị thường được sử dụng để thay thế HP. Đơn vị công suất này được tính bằng cách sử dụng một trống phanh thủy lực cỡ lớn bên trong, nó sẽ đo lực phanh được tạo ra bởi lực quay của trục khuỷu. Công thức đổi từ HP sang BHP sẽ là: 1HP = 0,986 BHP.

Pferdestärke (viết tắt là PS) trong tiếng Đức có nghĩa là mã lực, đơn vị này gần giống với BHP nhưng có độ chênh lệch khá nhỏ. Ví dụ: 100bhp chỉ hơn 101ps.

Chiếc coupe thể thao Corvette C6 được lắp động cơ LS2 có công suất cực đại là 400HP, nhưng nếu đổi sang đơn vị KW thì chỉ còn là 298KW.

Kilowatts, hay KW, là đơn vị đo thường được sử dụng ở Úc. Vì 1 KW = 1,34 hp, đơn vị này thường không được các nhà sản xuất ưa chuộng vì nó dễ khiến nhiều khách hàng nghĩ xe của họ không có công suất cao. Ví dụ, một chiếc xe có công suất 298 KW nghe có vẻ không quá ấn tượng, nhưng thực tế 298KW sẽ bằng tới 400HP.

Đơn vị đo Mô men xoắn

lb/ft, hay còn gọi là pound-feet là đơn vị thường được dùng bởi giới truyền thông và nhà sản xuất ô tô Mỹ. Newton Meter (Niu-tơn Mét) hoặc Nm là đơn vị đo Mô men xoắn được sử dụng ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. 1 lb/ft sẽ tương đương với 1,3 Nm.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt là do nước Mỹ sử dụng đơn vị đo lường imperial, trong khi đó Việt Nam nhiều nước khác đang sử dụng đơn vị metric.


Nguồn: Fastcar.co.uk

Dịch: MeCar - All About Car